Quả na là loại một loại quả được nhiều người yêu thích. Không chỉ thơm ngon, hấp dẫn, mãng cầu còn có hàm lượng dinh dưỡng cao với đa dạng các chất có lợi cho sức khỏe. Quả na chứa hàm lượng vitamin C cao, vitamin B6 dồi dào, đồng thời chứa nhiều magie và sắt. Hơn nữa, trong quả na còn chứa carbohydrate đơn giản và không chứa các chất béo xấu có hại cho cơ thể. Quả na còn chứa chất polyphenolic, một chất có khả năng chống oxy hóa rất cao. Đặc biệt là Annonaceous acetogenin với các hợp chất asimicin và annonacin là những cytotoxin (chất độc tế bào) mạnh. Đây là đều những hợp chất có đặc tính chống ung thư, chống sốt rét và tẩy giun. Với thành phần dinh dưỡng đa dạng và công dụng phong phú, nhiều mẹ không biết liệu mẹ sau sinh ăn quả na được không?
Mẹ cho con bú ăn quả na được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ có thể ăn quả na trong thời gian sau sinh, giúp cung cấp nhiều dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ như:
Tăng cường sức đề kháng
Giai đoạn sau sinh, cơ thể mẹ còn yếu cần tăng cường sức đề kháng để nhanh hồi phục. Vitamin C cần thiết cho giai đoạn này và nó có nhiều trong quả na. Vitamin C ở đây là một chất chống oxy hóa mạnh có nguồn gốc tự nhiên. Vì vậy, ăn quả na chín có lợi ích giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh cho cơ thể.
Tốt cho hệ tim mạch
Cân bằng natri và kali có tác dụng điều hòa huyết áp và nhịp tim mà các thành phần này lại có nhiều trong quả na chín. Chất chống oxy hóa và vitamin C trong trái na chín còn có tác dụng mạnh trong việc ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do, ngăn chặn cholesterol có hại, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp ngăn ngừa các cơn đau tim, cải thiện chức năng hoạt động của hệ tim mạch.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ trong quả na cũng rất cao. Nếu mẹ đang bị táo bón, ăn na thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng này hiệu quả. Chất xơ trong quả na chín còn có tác dụng giảm cholesterol trong máu, chống lại tế bào ung thư hình thành trong ruột già, bảo vệ niêm mạc ruột khỏe mạnh.
Cải thiện hoạt động não bộ
Vitamin B6 có trong quả na chín giúp kiểm soát và loại bỏ căng thẳng, làm dịu thần kinh. Điều này cũng cần thiết trong việc chống trầm cảm, giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Ngăn ngừa ung thư
Ung thư hình thành khi có sự bất thường trên gen khiến cho sự phát triển của tế bào bị rối loạn. Mà trong quả na chứa các hợp chất có giá trị chống oxy hóa cao như polyphenol, asimicin và bullatacinare… Các chất này đặc biệt có lợi trong quá trình chống lại sự hình thành các gốc tự do, chống lại sự phát triển của tế bào gây ung thư, bảo vệ sức khỏe của mẹ.
Mẹ sau sinh ăn na cần lưu ý gì?
Mẹ sau sinh ăn na cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé:
Không làm vỡ hạt: Bên trong hạt na có chứa độc tố gây hại cho hệ tiêu hóa và đường ruột. Do vậy, các mẹ tuyệt đối không được cắn vỡ hạt na khi ăn. Tuy nhiên nếu lỡ nuốt hạt khi ăn thì mẹ đừng lo quá, vì vỏ của hạt khá dày, ngăn chặn hoàn toàn độc tố.
Không ăn na khi còn xanh: quả na khi còn xanh chứa hàm lượng tanin rất cao, chất này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây tích tụ độc tố trong cơ thể. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không được ăn na khi còn xanh.
Không ăn quá nhiều na: Na thuộc loại quả có tính nóng, tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng ăn nhiều sẽ dễ gây đầy bụng, nóng trong người, nổi mụn và táo bón.
Mẹ bị tiểu đường không nên ăn na: Na có hàm lượng đường cao nên dễ làm tăng huyết áp và đường huyết. Chính vì vậy, mẹ có tiền sử tiểu đường nên hạn chế ăn na, chỉ nên ăn tối đa 150g/ngày.
Ngoài việc ăn các loại trái cây, mẹ cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cùng với bổ sung sắt canxi DHA cho mẹ sau sinh giúp đảm bảo nhu cầu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và bé yêu.
Như vậy với những thông tin trên, mẹ có thể ăn na trong thời gian sau sinh và tránh ăn những loại trái cây gây mất sữa để có chế độ ăn uống hợp lý và để trẻ có thể phát triển tốt nhất. Chúc mẹ và bé luôn thật nhiều sức khỏe!