Sinh mổ là một giải pháp phổ biến hiện nay được rất nhiều thai phụ lựa chọn để hạn chế cơn đau và một số biến chứng so với sinh thường. Tuy nhiên, việc chăm sóc vết mổ sau sinh lại cần sự cẩn thận và chu đáo để tránh tình trạng nhiễm trùng.
Hướng dẫn chăm sóc vết mổ sau sinh mau lành tại nhà
Một số lưu ý dành cho sản phụ khi chăm sóc vết mổ tại nhà:
Vệ sinh vết mổ đúng cách giúp vết mổ sau sinh mau lành
Thường sản phụ sẽ được lưu tại viện 4-5 ngày sau sinh mổ. Khi được xuất viện, mẹ sau sinh có thể tắm bình thường bằng xà phòng tắm, tuy nhiên, vẫn cần chú ý dùng khăn sạch để thấm khô vết mổ. Mẹ cũng cần tránh sờ tay nhiều lần vào vết mổ và tránh gãi trong trường hợp da vết mổ có phản ứng ngứa.
Vận động hợp lý giúp vết mổ sau sinh mau lành
Hiện nay sản phụ thường được các bác sĩ khuyến cáo là nên vận động sớm nhằm để lưu thông tuần hoàn giúp vết mổ nhanh liền đồng thời chống dính ruột. Thời gian ở bệnh viện, mẹ sẽ được hướng dẫn vận động từ từ tại giường trong những ngày đầu sau mổ rồi ngồi dậy, ra khỏi giường khi ống sonde tiểu đã được rút để đi vào nhà vệ sinh. Đến ngày thứ 4 mẹ sẽ được tập vận động đi lại quanh phòng và sinh hoạt gần như bình thường. Vận động sau mổ thường sẽ bị đau, do đó, mẹ cần chú ý áp dụng đúng phác đồ giảm đau của bác sĩ khi vận động.
Hết giai đoạn hậu sản, khoảng 4-6 tuần, mẹ sau sinh hồi phục sức khỏe và có thể tham gia các bài tập thể dục trở lại như bình thường.
Xây dựng chế độ ăn hợp lý giúp vết mổ mau lành
Chăm sóc vết mổ sau sinh mau lành mẹ cũng cần chú ý tới chế độ ăn. Mẹ xây dựng chế độ ăn khoa học sẽ giúp vết mổ mau lành đồng thời có lượng sữa dồi dào cho bé bú. Mẹ quan tâm những nhóm thức ăn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày như:
Các thực phẩm giàu sắt và đạm như thịt lợn, thịt bò, tôm, cá, thịt gà…vừa giúp vết mổ mau lành vừa chống thiếu máu thiếu sắt, lợi sữa cho mẹ sau sinh.
Mẹ sau sinh nên tích cực ăn rau xanh và trái cây nhằm phòng ngừa táo bón đồng thời bổ sung vitamin, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng.
Mẹ sau sinh nên uống 1-2 ly sữa/ngày hoặc bổ sung các chế phẩm từ sữa vào thực đơn ăn nhằm tăng hàm lượng canxi cho cơ thể mẹ và bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên duy trì sử dụng viên uống sắt và canxi cho mẹ sau sinh ít nhất 1-3 tháng sau sinh.
Mẹ nên uống nhiều nước mỗi ngày (khoảng 2,5-3 lít nước/ngày) giúp tăng lượng sữa cho bé bú.
Chăm sóc vết mổ sau sinh- giảm sẹo bằng cách dưỡng da
Mẹ lo lắng vết mổ sau sinh để lại sẹo thì có thể giảm sẹo bằng cách dưỡng da. Tuy nhiên, mẹ nên thoa kem dưỡng da theo chỉ định của bác sĩ như:
Tùy theo cơ địa và tình trạng của vết mổ mà bác sĩ sẽ kê đơn kem dưỡng da kết hợp với thuốc bôi để giúp vết mổ của mẹ mau lành, tránh sẹo lồi.
Mẹ không nên thoa kem bằng tay, thay vào đó thì dùng tăm bông sạch bôi kem lên vùng da có vết mổ.
Mẹ chăm sóc tốt vết mổ giúp vết mổ sớm hồi phục và hạn chế mức độ sẹo lồi tùy theo cơ địa của mẹ.
Chăm sóc vết mổ tốt nhằm phục hồi sớm vết mổ và hạn chế mức độ sẹo lồi tùy theo cơ địa của mỗi sản phụ.
Đi khám nếu có dấu hiệu bất thường
Tìm hiểu cách chăm sóc vết mổ sau sinh mau lành, mẹ cũng cần lưu ý một số dấu hiệu bất thường cần sớm đi khám bác sĩ như:
Mẹ cảm thấy đau bụng dữ dội kèm theo đi tiểu khó, cảm giác rát và đau buốt.
Mẹ thấy vết mổ có dấu hiệu bị sưng, vùng da xung quanh vết mổ cũng bị mẩn đỏ.
Âm đạo thấy xuất hiện dịch và có mùi lạ, ngoài ra vết mổ cũng có dịch và mủ kèm theo mùi hôi và chảy máu.
Mẹ sau sinh bị sốt cao trên 38 độ C.
Việc chăm sóc vết mổ sau sinh đúng cách có vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến tốc độ mau lành, lẫn tính thẩm mỹ của vết mổ. Do đó, các mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Trái lại, mẹ nên tuân thủ nghiêm những lưu ý đã chia sẻ ở bài viết trên.