Sau sinh là giai đoạn mà mẹ phải chịu nhiều sự thay đổi của cơ thể nhất, chính vì thế đây là lúc mà mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến cơ thể của mình. Ngoài vóc dáng, làn da thì việc chăm sóc vùng kín sau sinh cũng là vấn đề vô cùng quan trọng để giúp mẹ sống vui khỏe, tránh gặp các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Vậy mẹ nên chăm sóc vùng kín sau sinh như thế nào để đảm bảo an toàn?
Cách chăm sóc vùng kín sau sinh thường và sinh mổ tránh viêm nhiễm
Hướng dẫn chăm sóc vùng kín sau sinh thường
Sản phụ vệ sinh đúng cách vừa hạn chế được nguy cơ viêm nhiễm âm đạo vừa nhanh chóng hồi phục tổn thương do rạch tầng sinh môn trong quá trình sinh nở. Sau đây sẽ hướng dẫn mẹ cách chăm sóc vùng kín sau sinh thường:
Giảm đau vùng kín với nước ấm: mẹ có thể dùng nước ấm để ngâm vùng kín sau sinh thường sẽ giúp giảm bớt cơn đau do rạch tầng sinh môn đồng thời kích thích tăng lượng máu nuôi dưỡng vùng kín. Mẹ lưu ý nên sử dụng nước sạch hoặc xông hơi nước, nhiệt độ nước ấm vừa đủ, tuy nhiên, mẹ không nên xông hoặc ngâm vùng kín quá lâu.
Sử dụng bình xịt thay vì giấy vệ sinh: mẹ sau sinh muốn làm sạch hậu môn thì nên dùng bình xịt thay vì giấy vệ sinh nhằm đảm bảo an toàn cho vùng âm đạo. Mẹ nên dùng bình xịt hoặc vòi nước vệ sinh ở áp lực nhẹ để rửa trôi các chất thải, máu sau khi đi đại, tiểu tiện.
Giữ vùng kín luôn khô ráo: sau khi vệ sinh, mẹ nên giữ vùng kín sạch sẽ, khô ráo nhằm giảm nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa do môi trường âm đạo ẩm. Ngoài ra, mẹ cũng nên chọn loại quần lót có chất liệu thấm hút tốt và thông thoáng để sử dụng.
Vệ sinh từ trước ra sau: mẹ khi vệ sinh vùng kín thì nên rửa âm hộ trước sau đó tới hậu môn. Điều này sẽ giúp cho vùng kín của mẹ được làm sạch, vi khuẩn không thể lan rộng, tấn công gây viêm nhiễm phụ khoa.
Vệ sinh vùng kín tối thiểu 3 lần/ngày: mẹ sau sinh cần thực hiện vệ sinh vùng kín tối thiểu 3 lần/ngày, bao gồm buổi sáng, buổi tối và sau khi đại tiện, tiểu tiện để đảm bảo vùng kín được sạch, giữ độ ẩm cần thiết của âm đạo cũng như độ pH tự nhiên.
Thay băng vệ sinh nhiều lần trong quá trình ra sản dịch: mẹ sau sinh thường cần thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh vùng kín quá ẩm ướt, âm đạo bị viêm nhiễm do sản dịch.
Tìm hiểu cách chăm sóc vùng kín sau sinh mổ
Chăm sóc vùng kín sau sinh đúng cách như thế nào? Bên cạnh tìm hiểu chăm sóc vùng kín sau sinh thường, mẹ quan tâm cách chăm sóc vùng kín sau sinh mổ như:
Mẹ nên vệ sinh vùng kín vào buổi sáng, chiều, trước khi ngủ. Trường hợp sản dịch của mẹ ra nhiều thì việc vệ sinh vùng kín cần thực hiện thường xuyên hơn. Mẹ có thể lựa chọn vệ sinh vùng kín bằng dung dịch pha loãng và sau khi vệ sinh thì cần dùng khăn ấm sạch để lau khô.
Mẹ lưu ý cần giữ cho vùng kín ở trạng thái khô ráo, sạch sẽ, tránh để vùng kín quá ẩm ướt sẽ dễ bị viêm nhiễm do sản dịch.
Theo kinh nghiệm dân gian chăm sóc bà đẻ, mẹ sau sinh mổ thì nên kiêng quan hệ từ 6 đến 12 tuần sau sinh.
Lưu ý cho mẹ sau sinh để nhanh phục hồi vùng kín, tầng sinh môn
Để chăm sóc vùng kín sau khi sinh các mẹ cần lưu ý các điều sau:
Tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách chườm lạnh nhằm cải thiện tình trạng đau, sưng nề ở tầng sinh môn.
Trường hợp mẹ cảm thấy khó chịu thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau.
Mẹ nên hạn chế áp lực cho tầng sinh môn bằng cách nằm nghiêng hoặc nằm sấp và ngồi trên đệm để tránh tầng sinh môn bị đau tức hay chảy máu.
Thời gian kiêng cữ sau sinh, mẹ cần tuyệt đối không quan hệ tình dục.
Mẹ lưu ý cần giữ vết khâu tầng sinh môn luôn sạch sẽ và khô ráo.
Mẹ khi vệ sinh thì không nên thụt rửa hay tác động mạnh vào vết khâu tầng sinh môn.
Mẹ sau sinh nên đi bộ, vận động nhẹ nhàng nhằm kích thích máu lưu thông, giúp hồi phục thương tổn nhanh hơn.
Ở chế độ ăn hàng ngày, mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn những thực phẩm giàu vitamin B12, A, C, E, sắt, acid folic, chất xơ, selen và kẽm,… để các mô mới sớm được tái tạo, tầng sinh môn mau chóng phục hồi, tránh mưng mủ, nhiễm trùng. Sản phụ cũng nên sử dụng thêm thuốc sắt và canxi cho mẹ sau sinh nhằm đảm bảo bổ sung đủ vi chất thiết yếu.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp sản phụ biết cách vệ sinh vùng kín sau khi sinh, hiểu rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc âm đạo, âm hộ, tầng sinh môn sau sinh. Từ đó, vấn đề này sẽ không thể làm khó các mẹ, đảm bảo các cơ quan sinh dục, sinh sản được bảo vệ tốt, hạn chế, phòng ngừa được những biến chứng hậu sản liên quan tới sức khỏe phụ khoa.