• DIỄN ĐÀN
  • SỨC KHỎE
  • ĐỜI SỐNG
  • DU LỊCH
  • TIÊU DÙNG
  • Y TẾ
  • LÀM ĐẸP
  • THỰC PHẨM
Thứ Hai, Tháng Tám 8, 2022
DIỄN ĐÀN SỐNG KHỎE
  • Thành viên
  • Đăng nhập
  • Đăng bài
  • Điều khoản
No Result
View All Result
DIỄN ĐÀN SỐNG KHỎE
No Result
View All Result
  • DIỄN ĐÀN
  • SỨC KHỎE
  • ĐỜI SỐNG
  • DU LỊCH
  • TIÊU DÙNG
  • Y TẾ
  • LÀM ĐẸP
  • THỰC PHẨM

Hoa đậu biếc rất tốt cho sức khỏe nhưng đừng bao giờ pha theo 3 cách này kẻo hóa độc, hại sức khỏe

BÀI ĐÃ KIỂM DUYỆT bởi BÀI ĐÃ KIỂM DUYỆT
09:05 - 06/05/2022
in THỰC PHẨM
Reading Time: 5 mins read
A A
0

(SỐNG KHỎE) – Dù trà hoa đậu biếc thực sự đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe thế nhưng điều quan trọng là phải tiêu thụ chúng đúng cách.

Hoa đậu biếc là thứ hoa đa năng bậc nhất của người Việt. Chúng vừa có thể dùng để trang trí nhà cửa và tạo bóng mát. Vừa có thể dùng để nấu xôi, pha trà đều rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp.

Nghiên cứu cho thấy, đậu biếc có chứa nhiều chất anthocyanin. Đây là một chất chống oxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào, phòng bệnh ung thư.

Trà hoa đậu biếc không hề chứa caffein do đó chúng rất lành mạnh với cơ thể. Không chỉ chứa lượng oxy hóa dồi dào, hoa đậu biếc còn chứa chất proanthocyanidin – một chất có tác dụng cải thiện hệ thần kinh trung ương, cải thiện lưu thông máu và tăng cường trí nhớ. Hoa đậu biếc cũng có thể làm tăng tiết insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Đồng thời bảo vệ tim mạch, giảm căng thẳng, giảm cân hiệu quả…

hoa-dau-biec.jpg

Trong Y học cổ truyền, hoa đậu biếc có tác dụng làm giảm trị bệnh âu lo, chống trầm cảm, an thần, lợi tiểu, giải nhiệt, làm dịu và săn da…

Dù trà hoa đậu biếc thực sự đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe thế nhưng điều quan trọng là phải tiêu thụ chúng đúng cách. Nếu pha chế trà hoa đậu biếc sai cách thì có thể đe dọa cho tính mạng của người dùng.

1. Pha quá nhiều hoa đậu biếc trong một lúc

Theo lương y Hồng Thuý Hằng (Hội Đông y Cà Mau), trà hoa đậu biếc tốt nhưng không được lạm dụng. Việc tiêu thụ quá nhiều hoa đậu biếc trong cùng một lúc có thể gây lạnh bụng do đậu biếc tính hàn. Hơn nữa, người huyết áp thấp, máu khó đông nếu uống nhiều trà hoa đậu biếc sẽ càng nguy hiểm bởi chất anthocyanin trong chúng có khả năng ngưng kết tiểu cầu, chậm đông máu.

hoa-cua-hoa-dau-biec.png

Cách làm đúng: Lương y Hằng cho biết, người bình thường trung bình mỗi ngày chỉ nên sử dụng khoảng 15 bông trở lại.

2. Pha cả rễ và hạt hoa đậu biếc

Cây hoa đậu biếc có 2 bộ phận chứa chất độc đó là: Hạt và rễ. Do đó, mọi người không nên tiêu thụ 2 bộ phận này, đồng thời không được dùng để pha trà.

Rễ đậu biếc có vị chát, đắng, có chứa một lượng nhỏ chất độc để điều chế thuốc tẩy, thuốc xổ, thuốc hay trị rắn cắn, côn trùng cắn… do đó có thể gây buồn nôn nếu ăn phải.

nuoc-hoa-dau-biec-co-tac-dung-gi-4.jpg

Còn hạt đậu biếc chứa khoảng 12% chất dầu có khả năng gây ngộ độc khi nhai nuốt phải, biểu hiện là nôn mửa, tiêu chảy nặng. Trong thực tế đã ghi nhận một số ca ngộ độc do ăn phải hạt đậu biếc, chủ yếu là trẻ em.

3. Dùng nước quá nóng hoặc quá nguội để pha trà

Sai lầm phổ biến nhất của nhiều người đó là dùng nước sôi 100 độ để pha trà. Ở nhiệt độ nước quá cao sẽ ảnh hưởng đến hương vị của trà và ảnh hưởng đến thực quản, hệ tiêu hóa và cả răng, lợi người uống. Ngược lại, nếu bạn dùng nước quá nguội để pha trà thì không thể khiến các tinh chất trong đậu biếc được tiết ra hoàn toàn, gây lãng phí dinh dưỡng.

Cách làm đúng: Nhiệt độ thích hợp nhất để pha trà hoa đậu biếc là khoảng 75 độ C (tức là nước đun sôi để nguội khoảng 10 phút).

Lưu ý khi sử dụng trà hoa đậu biếc

– Phụ nữ hành kinh và người chuẩn bị làm phẫu thuật hoặc dùng thuốc chống đông máu cần phải hạn chế dùng hoa đậu biếc.

– Người có tiền sử huyết áp thấp và đường huyết thấp cũng không nên dùng nhiều vì hoa đậu biếc có các thành phần làm hạ huyết áp và giảm đường huyết, gây nên tình trạng choáng và chóng mặt, buồn nôn.

2e99bf53-hoa-C491E1BAADu-biE1BABFc.jpg

– Bà bầu được khuyến cáo tốt nhất không nên dùng hoa đậu biếc do hiện nay chưa có nghiên cứu y khoa rõ ràng về lợi ích hay hậu quả của loại trà này dành cho bà bầu.

– Cơ thể của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vẫn còn non yếu, chưa hoàn thiện nên không phù hợp để sử dụng loại trà hoa này khi có lẫn hạt.

– Người đang sử dụng thuốc cũng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

– Chỉ nên xem trà hoa đậu biếc như một thức uống hỗ trợ cải thiện sức khỏe chứ không nên coi là thuốc, có tác dụng chữa bệnh.

Bài viếtliên quan

Dùng phụ gia trôi nổi ‘phù phép’ sinh tố, nước ép sánh mịn, hấp dẫn có hại cho sức khỏe

Những loại rau củ có thể khiến bạn béo phì, tăng cân ‘chóng mặt’ hơn cả thịt, cá

Source: Đậu Đậu
Tags: diễn đàn sống khoẻtrà hoa đậu biếc
Previous Post

Người hút thuốc ở nơi công cộng sẽ bị tố cáo qua ứng dụng di động

Next Post

7 công dụng của Saffron SALAM theo khoa học hiện đại

BÀI ĐÃ KIỂM DUYỆT

BÀI ĐÃ KIỂM DUYỆT

Bài viết cùng chuyên mục

Dùng phụ gia trôi nổi ‘phù phép’ sinh tố, nước ép sánh mịn, hấp dẫn có hại cho sức khỏe
THỰC PHẨM

Dùng phụ gia trôi nổi ‘phù phép’ sinh tố, nước ép sánh mịn, hấp dẫn có hại cho sức khỏe

bởi KLinh
03/08/2022
0

(SỐNG KHỎE) - Sinh tố hoặc nước ép hoa quả tự làm chỉ sau 10 hoặc 15 phút sẽ sẽ bị tách nước. Tuy nhiên, chỉ cần sử dụng chất...

Xem thêm
Những loại rau củ có thể khiến bạn béo phì, tăng cân ‘chóng mặt’ hơn cả thịt, cá
THỰC PHẨM

Những loại rau củ có thể khiến bạn béo phì, tăng cân ‘chóng mặt’ hơn cả thịt, cá

bởi BÀI ĐÃ KIỂM DUYỆT
30/07/2022
0

(SỐNG KHỎE) - Ai cũng tưởng chỉ có thịt cá trứng sữa mới gây tăng cân còn rau củ thì không, nhưng những loại rau củ này còn gây béo...

Xem thêm
Bí quyết ăn uống khoa học giúp Tăng Thanh Hà vượt nguy cơ ung thư thế nào?
THỰC PHẨM

Bí quyết ăn uống khoa học giúp Tăng Thanh Hà vượt nguy cơ ung thư thế nào?

bởi KLinh
30/07/2022
0

(SỐNG KHỎE) - Tăng Thanh Hà chia sẻ cô từng được bác sĩ chẩn đoán có nguy cơ mắc ung thư thực quản do bệnh căn bệnh trào ngược dạ...

Xem thêm
Những người sau không nên dùng sữa ong chúa
THỰC PHẨM

Những người sau không nên dùng sữa ong chúa

bởi BÀI ĐÃ KIỂM DUYỆT
07/07/2022
0

(SỐNG KHỎE) - Sữa ong chúa nguyên chất mặc dù được mệnh danh là siêu thực phẩm vì giàu dinh dưỡng, có tác dụng tốt cho sức khỏe về nhiều...

Xem thêm
Ca-ngu
THỰC PHẨM

Tìm hiểu về dinh dưỡng của cá ngừ tăng cường sức khỏe

bởi Cabientuoisach
12/06/2022
0

(SỐNG KHỎE) - Nhiều người còn hay lo ngại về hàm lượng thủy ngân khi tiêu thụ cá ngừ. Tuy nhiên, trong cá ngừ có các chất dinh dưỡng rất...

Xem thêm
Xem thêm
Next Post
7 công dụng của Saffron SALAM theo khoa học hiện đại

7 công dụng của Saffron SALAM theo khoa học hiện đại

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm tra 2 nhà hàng liên quan vụ 34 du khách ngộ độc ở Đà Nẵng
DU LỊCH

Kiểm tra 2 nhà hàng liên quan vụ 34 du khách ngộ độc ở Đà Nẵng

bởi BÀI ĐÃ KIỂM DUYỆT
04/08/2022
0

(SỐNG KHỎE) - Sau khi tiếp nhận thông tin về đoàn du khách ngộ độc thực phẩm ở Đà Nẵng,...

Xem thêm
TP.HCM: 51 điểm nguy cơ sốt xuất huyết đã được báo qua ứng dụng y tế trực tuyến

TP.HCM: 51 điểm nguy cơ sốt xuất huyết đã được báo qua ứng dụng y tế trực tuyến

04/08/2022
Hàng loạt sai phạm của Dược phẩm Bảo Minh

Hàng loạt sai phạm của Dược phẩm Bảo Minh

04/08/2022
TPHCM: Người phụ nữ cắt mí mắt bị biến chứng nguy cơ mù

TPHCM: Người phụ nữ cắt mí mắt bị biến chứng nguy cơ mù

04/08/2022
Dùng phụ gia trôi nổi ‘phù phép’ sinh tố, nước ép sánh mịn, hấp dẫn có hại cho sức khỏe

Dùng phụ gia trôi nổi ‘phù phép’ sinh tố, nước ép sánh mịn, hấp dẫn có hại cho sức khỏe

03/08/2022
Kiểm tra 2 nhà hàng liên quan vụ 34 du khách ngộ độc ở Đà Nẵng

Kiểm tra 2 nhà hàng liên quan vụ 34 du khách ngộ độc ở Đà Nẵng

04/08/2022
TP.HCM: 51 điểm nguy cơ sốt xuất huyết đã được báo qua ứng dụng y tế trực tuyến

TP.HCM: 51 điểm nguy cơ sốt xuất huyết đã được báo qua ứng dụng y tế trực tuyến

04/08/2022
Hàng loạt sai phạm của Dược phẩm Bảo Minh

Hàng loạt sai phạm của Dược phẩm Bảo Minh

04/08/2022
TPHCM: Người phụ nữ cắt mí mắt bị biến chứng nguy cơ mù

TPHCM: Người phụ nữ cắt mí mắt bị biến chứng nguy cơ mù

04/08/2022
Dùng phụ gia trôi nổi ‘phù phép’ sinh tố, nước ép sánh mịn, hấp dẫn có hại cho sức khỏe

Dùng phụ gia trôi nổi ‘phù phép’ sinh tố, nước ép sánh mịn, hấp dẫn có hại cho sức khỏe

03/08/2022
Siết quản lý kinh doanh, buôn bán các sản phẩm mỹ phẩm

Siết quản lý kinh doanh, buôn bán các sản phẩm mỹ phẩm

03/08/2022

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Văn Nhuận
Email: phapluatvathitruong@gmail.com
LH: 0942 480 678
Email: info.banbientap@gmail.com

GIẤY PHÉP BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Số: 123/GP-BTTTT cấp ngày 24/02/2021
Trụ sở: Tòa nhà Victoria Building – 755 Lũy Bán Bích, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

  • Thành viên
  • Đăng nhập
  • Đăng bài
  • Điều khoản

Cơ quan chủ quản:CTTT Pháp luật Thị trường

No Result
View All Result
  • Thành viên
  • Đăng nhập
  • Đăng bài
  • Điều khoản